4 nhóm CEO – Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp
Trong quá trình kinh doanh, CEO là một cương vị mà chúng ta luôn mong muốn trở thành. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách định hướng đúng để thực hiện mong muốn đó. Bài viết này, Học viện CEO Việt Nam Global sẽ giới thiệu và phân loại 4 nhóm CEO, nhằm giúp các chủ doanh nghiệp nhận biết chính mình thuộc nhóm nào và xác định mục tiêu trở thành CEO trong tương lai.
– Nhóm 1: CEO cảm xúc
– Nhóm 2: CEO uy tín
– Nhóm 3: CEO mê tín
– Nhóm 4: CEO quản trị
Nắm bắt và hiểu rõ 4 nhóm CEO này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về văn hóa doanh nghiệp, đồng thời biết cách thích nghi và tiến xa hơn trong tương lai nếu bạn đang là một nhân viên. Ngược lại, nếu bạn là một sếp, việc nhận ra những nhóm CEO này sẽ giúp bạn điều chỉnh phong cách quản lý của mình sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
CEO là gì?
CEO trong tiếng anh là viết tắt của Chief Executive Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành. Hiện nay ở Việt Nam, Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty là những từ được dùng để diễn đạt cho chức danh này.
Vậy để hiểu theo một cách đơn giản nhất, thì CEO là người nắm chức vụ quản lý điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp. Hay nói theo một cách ví von, thì CEO chính là người thuyền trưởng, bằng tất cả trí óc và sức lực của mình, dẫn dắt con tàu doanh nghiệp vượt qua hàng ngàn sóng gió trên thương trường để cập bến thành công. Các công việc của CEO có thể chịu sử quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị, tuy nhiên trong một số công ty thì CEO chính là Chủ tịch hội đồng quản trị.
>> Xem thêm: Giải pháp dành cho CEO
4 nhóm CEO – Giám đốc điều hành trong doanh nghiệp
Nhóm CEO cảm xúc
CEO này có đặc điểm đáng chú ý là giỏi “nịnh” và cũng rất “ưa nịnh”. Họ biết cách cư xử với cấp trên và đối tác một cách khéo léo, trong khi đối với nhân viên cấp dưới, việc không biết cách “nịnh” có thể gây ra nhiều khó khăn trong quá trình làm việc.
Ưu điểm của những CEO kiểu cảm xúc này là khả năng tạo ra những mối quan hệ tuyệt vời. Hệ thống nhân sự dưới sự quản lý của họ tuân thủ một cách tuyệt đối. Vì vậy, văn hóa doanh nghiệp của nhóm này thường được mô tả là “Văn hóa tuân thủ và “nịnh”.
Trước năm 2012, những CEO kiểu cảm xúc đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với hệ thống chính quyền. Thời kỳ kinh tế theo cơ chế xin – cho lúc đó là thời điểm nhóm CEO này trở nên nổi tiếng và đạt được nhiều thành công. Tuy nhiên, từ năm 2016 trở đi, khi thời thế thay đổi, nhóm CEO kiểu cảm xúc đã trải qua sự suy giảm.
Nhóm CEO uy tín
Những CEO này thường là những nhân vật nổi tiếng và đình đám trong lĩnh vực hoạt động của họ như showbiz, giáo dục, kinh doanh, và nhiều lĩnh vực khác. Doanh nghiệp của họ tồn tại và phát triển dựa trên uy tín cá nhân của CEO, và khách hàng tìm đến doanh nghiệp dựa trên uy tín của CEO đó. Nhân viên trong doanh nghiệp cũng tận tụy và cống hiến vì sự uy tín của CEO.
Văn hóa doanh nghiệp ở đây được xây dựng dựa trên sự ngưỡng mộ và tôn trọng lãnh đạo. Điều tuyệt vời là khi CEO Uy tín không chỉ có uy tín cá nhân mà còn áp dụng quy trình và quy trình bài bản trong vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu chỉ có uy tín cá nhân mà thiếu quy trình, doanh nghiệp dễ dàng gặp khó khăn và “sụp đổ”.
Nhóm CEO Uy tín thường dễ thành công trong các mô hình doanh nghiệp nhỏ hơn. Hiện nay, có rất nhiều người thành công với mô hình này, bao gồm các nhân vật showbiz nổi tiếng và các giáo viên đình đám, họ đã đứng ra thành lập và điều hành các công ty của riêng mình.
Nhóm CEO mê tín
Những CEO này luôn tin rằng may mắn đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công. Họ dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về phong thủy và thực hiện các nghi lễ cúng. Tại doanh nghiệp của họ, mọi vị trí ngồi, lời nói và hành động của nhân viên đều phải tuân thủ “quy tắc phong thủy” nào đó.
Trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2014, có rất nhiều CEO đổ xô đi học về phong thủy trong doanh nghiệp, cách thực hiện các nghi lễ cúng và thậm chí quan tâm đến việc đọc tướng người trong doanh nghiệp.
Việc áp dụng phong thủy và lễ cúng trong môi trường doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong văn hóa của nhóm CEO này. Họ tin rằng việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ mang lại sự cân bằng và tài lộc cho doanh nghiệp. Tuy may mắn không thể được đảm bảo hoàn toàn, nhưng CEO này đặt niềm tin vào việc tạo ra một môi trường tích cực và thu hút những cơ hội tốt đẹp cho doanh nghiệp của mình.
Nhóm CEO quản trị
Đặc điểm nhận diện của những CEO Quản trị là khi nhân viên trình bày một vấn đề nào đó, họ đều đặt câu hỏi “Tại sao” và khi đưa ra quyết định, họ luôn luôn tìm hiểu nguyên nhân dựa trên những con số xác thực trong quá khứ, hiện tại và tương lai rồi từ đó mới đưa ra giải pháp.
Để tồn tại được trong doanh nghiệp của những CEO Quản trị, nhân viên phải làm việc chuyên nghiệp và có năng lực thực sự. Mọi chiêu trò đều không tồn tại được trong hệ thống này vì CEO Quản trị biết rất rõ điều doanh nghiệp muốn – đích đến cuối cùng của
doanh nghiệp là gì.
>> Xem thêm: Quản trị là gì? Quản trị và quản lý khác nhau như thế nào?
Đây là tấm bản đồ hết sức quan trọng của CEO Quản trị nhưng lại là cách vận hành khó khăn nhất bởi nó yêu cầu CEO phải có kỹ năng điều hành con người, kỹ năng vận hành doanh nghiệp một cách khoa học đồng thời phải biết tổng hợp một loạt các kiến thức: Chiến lược, Kinh doanh, Nhân sự, Vận hành, Pháp lý
Nếu 1 CEO có đủ cả 4 yếu tố và biết cân bằng: cảm xúc, uy tín, mê tín, quản trị và lấy yếu tố CEO quản trị làm trọng thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ phát triển bền vững. Hi vọng rằng các bạn đã có cái nhìn tổng quan về các kiểu CEO trong doanh nghiệp hiện nay. Học viện Doanh nhân CEO Việt Nam Global cung cấp Chương trình CEO Quản Trị – Giám đốc điều hành sẽ đồng hành và đào tạo CEO theo hướng đủ cả 4 yếu tố này và lấy yếu tố CEO quản trị làm trọng.